Sơn tĩnh điện: khái niệm, ưu điểm và cách lựa chọn phù hợp

Sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp sơn lên bề mặt kim loại nhằm bảo vệ kim loại, tránh được tình trạng bị ăn mòn và tăng thêm tính thẩm mỹ.

Sơn tĩnh điện là loại sơn khá phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội. Hiểu rõ về sơn tĩnh điện có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng trong nhiều trường hợp. Nếu bạn còn thắc mắc về sơn tĩnh điện, hãy khám phá ngay bài viết dưới đây của Koffmann nhé.
 

Thế nào là sơn tĩnh điện?

Sơn tĩnh điện là gì?
 

Sơn tĩnh điện là một loại sơn được dùng để phun lên bề mặt kim loại, có tác dụng tạo nên một lớp phủ giúp kim loại tránh được các  nguy cơ bị ăn mòn do hóa chất, rỉ sét, ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết. 

Sơn tĩnh điện có dạng bột mang điện tích dương (+) khi đi qua súng tĩnh điện gặp kim loại mang điện tích âm (-) tạo ra một lớp sơn gắn chặt và phủ đều trên bề mặt kim loại.

Có bao nhiêu loại sơn tĩnh điện hiện nay?

Có nhiều loại sơn tĩnh điện khác nhau được ra đời nhằm phục vụ các mục đích và yêu cầu khác nhau. Có hai loại sơn tĩnh điện chính, được phân loại theo phương pháp phun sơn:

- Sơn tĩnh điện khô: Loại sơn phun trực tiếp lên bề mặt mà không cần pha với dung môi, thường được dùng cho kim loại có kích thước nhỏ, yêu cầu độ chính xác cao.
- Sơn tĩnh điện nước: Loại sơn cần pha với dung môi trước khi phun, thường dùng cho kim loại có kích thước lớn, yêu cầu độ phủ cao.
Sơn tĩnh điện: khái niệm, ưu điểm và cách lựa chọn phù hợp
Bột sơn tĩnh điện dùng để phun trên bề mặt kim loại

 Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn được phân loại theo thành phần cấu tạo, cụ thể:    
- Sơn tĩnh điện polyester: là loại sơn phổ biến nhất, có độ bền cao, đa dạng về màu sắc và giá thành hợp lý.
- Sơn tĩnh điện epoxy: loại sơn có độ bền cao nhất, có khả năng chống chịu được các tác nhân hóa học, thời tiết khắc nghiệt.
- Sơn tĩnh điện polyurethane: là loại sơn có độ bóng cao, chống bám bụi và dễ vệ sinh.
- Sơn tĩnh điện acrylic: là loại sơn có khả năng chống ăn mòn cao, phù hợp với các sản phẩm kim loại ở môi trường biển.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện được nhiều người ưa chuộng bởi các ưu điểm mà khó loại sơn nào có thể thay thế được như:

Khả năng chống gỉ cao: Lớp sơn tĩnh điện có khả năng ngăn chặn sự tiếp xúc giữa kim loại và môi trường bên ngoài, giúp bảo vệ kim loại khỏi bị gỉ sét.
Độ bền cao: Có thể sử dụng sơn tĩnh điện trong thời gian dài mà không bị bong tróc, phai màu.
Đa dạng về màu sắc: Sơn tĩnh điện có nhiều màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người dùng.
Dễ vệ sinh: Lớp sơn tĩnh điện có khả năng chống bám bụi, dễ dàng vệ sinh.
Sơn tĩnh điện: khái niệm, ưu điểm và cách lựa chọn phù hợp
Sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm vượt trội

Nên dùng sơn tĩnh điện hay sơn mạ kẽm?


Để đưa ra quyết định cuối cùng nên chọn lựa loại sơn nào trước hết bạn cần phân biệt được sơn tĩnh điện và sơn mạ kẽm. Hình dung rõ hơn về 2 loại sơn này qua bảng so sánh sau:
  Sơn tĩnh điện Sơn mạ kẽm
Nguyên tắc hoạt động                                                                               Các hạt sơn sau khi đi qua súng phun sẽ được tích điện dương (+) gặp bề mặt kim loại cần sơn có tích điện âm (-). Nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, các hạt sơn bột sẽ bám dính vào bề mặt kim loại, tạo thành một lớp sơn đồng đều và bền chắc Quá trình sơn mạ kẽm được thực hiện bằng cách áp một lớp sơn lên bề mặt kim loại bằng phương pháp sơn. Lớp sơn này chứa hạt kẽm và hợp chất kẽm để tạo ra lớp mạ kẽm bám trên bề mặt kim loại.
Ưu điểm - Độ dày lớp sơn đều, tạo ra bề mặt mịn màng.
- Đa dạng về màu sắc
- Dễ vệ sinh

 
- Khả năng chống ăn mòn cao.
- Độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị phai màu.

 
Nhược điểm - Khả năng chống ăn mòn thấp hơn so với sơn mạ kẽm.
- Chi phí cao, yêu cầu bề mặt kim loại được xử lý kỹ lưỡng.
- Khó thực hiện do yêu cầu phải có đầy đủ phụ kiện và nắm rõ quy trình.

 
- Không đa dạng về màu sắc.
- Độ mịn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật ngươi sơn.

 

Có thể thấy mỗi loại sơn đều mang ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào trường hợp, kích thước kim loại, mục đích và chi phí sử dụng của bạn mà quyết định lựa chọn loại sơn phù hợp. Bởi sơn tĩnh điện hay sơn mạ kẽm đều có tác dụng bảo vệ các sản phẩm khỏi bị gỉ sét, ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ. Mỗi phương pháp sơn đều có ưu nhược điểm riêng. 

Nếu quan tâm đến tính thẩm mỹ và chi phí đầu tư thấp, sơn sắt mạ kẽm là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, sơn sắt mạ kẽm có màu sắc giới hạn và khó thay đổi sau khi sơn. Sơn tĩnh điện có tính thẩm mỹ cao và khả năng chống gỉ tốt, nhưng chi phí đầu tư cao và khó thay đổi màu sơn sau khi sơn.

Quy trình phun sơn tĩnh điện sản phẩm

Quy trình sơn 1 sản phẩm bằng phương pháp sơn tĩnh điện này cần trải qua 4 bước như sau:

-    Bước 1: Xử lý sản phẩm cần sơn. Bước đầu tiên này sẽ loại bỏ đi dầu, gỉ sét thường xuất hiện trên sản phẩm mới, hoặc các tạp chất, lớp sơn cũ ở các sản phẩm cần tân trang lại. Thông thường, người ta sử dụng phun cát để xử lý.

 
-    Bước 2: Tiến hành sơn tĩnh điện cho sản phẩm. Súng tĩnh điện sẽ cho điện tích dương (+) vào bột. Điện tích dương này sẽ bị hút về phía bề mặt sản phẩm mang điện tích âm (-). Trong quá trình này, sẽ có 2 hiện tượng khá thú vị: thứ nhất, bột sơn mang điện tích sẽ bám chặt lấy bề mặt, hạn chế việc bay ra ngoài nhiều; thứ 2, nếu bạn thử áp dụng sơn quá dày tại 1 vị trí nào đó, mật độ diện tích dương sẽ tạo lực đẩy, ngăn không cho bột sơn tập trung quá nhiều, do đó, sơn được đồng đều hơn, tiết kiệm chi phí. 

-    Bước 3: Xử lý sau khi sơn tĩnh điện. Tại bước này, bạn sẽ phải đem sản phẩm đi sấy khô để cho lớp sơn này dính chặt. Bước này thường hạn chế di chuyển sản phẩm vì có thể làm bột sơn bị mất liên kết.

-    Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm sơn. Giai đoạn cuối khi sơn thường sử dụng các màu sắc khách hàng lựa chọn để hoàn thiện. Có những sản phẩm sử dụng vân giả gỗ để làm mới cũng như tạo ấn tượng cho sản phẩm. Sau đó, cũng được sơn 1 lớp tĩnh điện nhẹ nữa để tạo độ bóng, đồng thời tăng khả năng chống trầy xước.

Ưu điểm ứng dụng sơn tĩnh điện

Không phải tự nhiên mà phương pháp sơn tĩnh điện được áp dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp oto. Đó chính là nhờ vào những ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với các cách sơn truyền thống.

-    Tính kinh tế: Đối với phương pháp sơn thông thường, độ bám dính chỉ khoảng 30-40%, trong khi đó, độ bám dính của sơn tĩnh điện vào 60-70%. Đồng thời, các sản phẩm khi sơn đều có thể thu hồi và tái sử dụng trong thời gian dài.

 
Sơn tĩnh điện

-    Tính an toàn: Mặc dù, bột sơn tĩnh điện hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn vẫn cần phải bảo hộ đơn giản khi thực hiện sơn. Không như sơn thông thường có chứa các dung môi và hợp chất hữu cơ độc hại.

-    Thân thiện với môi trường: Theo 1 vài nghiên cứu, các hợp chất trong sơn thông thường có khả năng gây hại đến tầng ozon và cần nhiều chi phí để xử lý công nghiệp. Mặt khác, sơn tĩnh điện lại làm từ bột sơn nhựa, nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

-    Tính bền lâu: Sơn tĩnh điện có khả năng chống mài mòn, trầy xước và mài mòn khác do liên kết nhiệt gây ra trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra, lớp sơn tĩnh điện còn giữ màu sắc rất tốt dù tiếp xúc lâu dài với độ ẩm, ánh sáng mặt trời…

Như vậy, hy vọng bài viết trên đã phần nào giải quyết thắc mắc cho bạn về phương pháp sơn tĩnh điện. Hiện tại, dòng cửa thép vân gỗ cũng đang áp dụng phương pháp sơn này, để hiểu rõ hơn, bạn có thể liên hệ hotline 1900 3230 để có thể trải nghiệm trực tiếp dòng sản phẩm độc đáo này nhé.
 

 Có thể bạn quan tâm

   • Thép mạ điện là gì? Các loại thép có thể làm cửa thép vân gỗ

   •  Cửa thép vân gỗ chống cháy nhập khẩu mua ở đâu tốt nhất

   • Một số mẹo giúp giữ cửa thép luôn đẹp và mới nhất

Danh mục sản phẩm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây