3 cách giả vân gỗ trên cửa phổ biến nhất 

Gỗ hay những vật dụng từ gỗ từ lâu đã được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích, nhưng trên thị trường hiện nay, gỗ đã dần trở nên khan hiếm hơn. Vì thế, nhiều người chuyển sang sử dụng các sản phẩm giả vân gỗ có giá thành rẻ hơn, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Bài viết hôm nay thế giới cửa thép Koffmann sẽ cùng bạn tìm hiểu 3 cách giả vân gỗ trên cửa phổ biến nhất hiện nay.

Sơn giả gỗ cho cửa

Phương pháp sơn giả gỗ thường ít được áp dụng trên cửa, đặc biệt là các cánh cửa hiện đại. Một số người sử dụng sơn giả gỗ cho cửa gỗ đã quá cũ, phai màu để làm bóng thêm, tăng tính thẩm mỹ.

Thông thường phương pháp sơn giả gỗ áp dụng cho sàn nhà, tường nhà, cột nhà…Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp ở đền chùa, hay các nhà phong cách cổ điển.

 
3 cách giả vân gỗ trên cửa phổ biến nhất 

Nếu áp dụng sơn giả gỗ trên các vật liệu như thép mạ điện, nhôm hay nhựa sẽ không bền, dễ bong tróc và dễ trầy xước. Đồng thời, người thợ cũng cần phải có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm mới có thể sơn đẹp nhất.

Hiện tại, trên thị trường đang phổ biến nhất là sơn giả gỗ Lotus với thành phần chủ yếu Acrylic Polyme Nano và các chất phụ gia. Ưu điểm của loại sơn này khá rẻ, độ bền khoảng từ 3 - 10 năm, dễ dàng thi công.

Ngoài ra, trong ngành cửa gỗ, cửa gỗ công nghiệp còn sử dụng sơn PU để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ, đồng thời tạo đồ mịn, tạo màu cho cánh cửa thẩm mỹ nhất.

Phương pháp phủ phim vân gỗ

Phù phim vân gỗ thực chất có tên gọi là melamine, tức là 1 bền mặt giả gỗ, có cấu tạo chủ yếu từ hoạt chất kết dính tạo bề mặt gồm có 3 yếu tố chính là lớp giấy nền, lớp phim tạo vân giả gỗ và lớp ngoài cùng là lớp bảo vệ.

Thông thường, phương pháp phủ phim vân gỗ được áp dụng chủ yếu trên cửa gỗ công nghiệp với các dòng cửa HDF, MDF, thậm chí có thể sử dụng trên ván ép.

 
3 cách giả vân gỗ trên cửa phổ biến nhất 

Cách tạo vân gỗ trên cửa như sau: Phương pháp phủ phim vân gỗ được thực hiện khi bề mặt cần phủ phim được xử lý sạch sẽ, sau đó, lớp film sẽ được đưa vào đúng kích thước và ép nóng. Sau đó, lột lớp màng bảo vệ, ta sẽ có bề mặt chất liệu có những đường nét vân gỗ tuyệt đẹp. Bề mặt này có thể được sơn chống thấm và làm bóng nếu muốn.

Ưu điểm của phương pháp phủ phim là không tốn nhiều công sức và công nghệ, thời gian phủ phim nhanh và ít xảy ra lỗi. Có sự đồng đều giữa các vân gỗ trên bề mặt.

Nhược điểm của phủ phim là bề mặt dễ bị bong tróc và trầy xước, đặc biệt là khi sử dụng trong 1 thời gian dài dễ bị phai màu.

Tạo vân gỗ nhờ công nghệ cao

Nhận thấy những nhược điểm mà 2 phương pháp trên gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như khả năng sử dụng của người tiêu dùng, 1 số nhà sản xuất đã tạo ra các công nghệ cao để ép vân gỗ bám chắc lên cánh cửa.
 
3 cách giả vân gỗ trên cửa phổ biến nhất 

Công nghệ nổi bật nhất mà nhiều nhà sản xuất cửa hiện nay áp dụng chính là hệ thống in hấp vân gỗ ở nhiệt độ cao. Tức sử dụng nhiệt độ cao để ép vân gỗ lên cánh cửa, giúp màu vân bám chặt lên bề mặt.

Ưu điểm của công nghệ này là tiến hành trong thời gian nhanh, màu sắc lên cửa rõ, tươi sáng và đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Vì thế, rất nhiều người đánh giá tích cực về các sản phẩm sử dụng công nghệ hấp in ở nhiệt độ cao mang lại như chất lượng tốt, hình ảnh sắc nét và bền màu, khó bong tróc và trầy xước.

Hiện nay, công nghệ này không chỉ áp dụng trên những cánh cửa thép giả gỗ, cửa nhôm kính… mà còn được nhiều người sử dụng để in áo thun, in hình ảnh lên đồ vật…

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho bạn về 3 cách giả vân gỗ trên cửa phổ biến nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi tìm mua 1 sản phẩm phù hợp nhất. Nếu bạn muốn trải nghiệm các sản phẩm cửa thép sử dụng công nghệ hấp in vân gỗ, hãy liên hệ ngay với Thế giới cửa thép Koffmann qua số Hotline 0914.860.455 nhé.

 

 Có thể bạn quan tâm

   •  Các công đoạn sản xuất cửa thép chống cháy

   •  Cửa thép sơn tĩnh điện giả gỗ tại Hà Nội đẹp nhất

   •  Các loại cửa giả gỗ đẹp và cao cấp trên thị trường

Danh mục sản phẩm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây